TINH DẦU TRÀM GIÓ | 100% NGUYÊN CHẤT

Gọi cho chúng tôi: 028 6685 5028

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CTA

Ngôn ngữ:

TINH DẦU TRÀM GIÓ | 100% NGUYÊN CHẤT

Tinh dầu Tràm được chiết xuất từ thân và lá của cây Tràm gió với nhiều công dụng tuyệt vời:

Lọc không khí, kháng khuẩn, chống nấm mốc

Hỗ trợ giảm ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang

Giảm đau đầu, nhức mỏi cơ xương khớp

Đuổi muỗi và côn trùng

Mua sản phẩm này

900
- +

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Tinh Dầu Tràm Gió | Melaleuca Essential Oil

Theo dân gian, các mẹ mới sinh thường dùng dầu Tràm tắm rửa và thoa lên người các bé. Điều này giúp tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể trẻ. Vậy tinh dầu Tràm nên sử dụng như thế nào để cho hiệu quả cao? Các lưu ý cần tránh là gì? Cùng Ctacorp.vn trang bị những tri thức cần thiết để sống khỏe mỗi ngày bạn nhé!

 

Tinh dầu Tràm là gì?

Tinh dầu Tràm được sản xuất từ lá cây Tràm gió. Loại cây này chủ yếu được trồng và sinh sống tại các tỉnh miền Trung, nhất là các tỉnh Quảng Trị và Huế. Trong khoa học, cây Tràm gió có tên là Melaleuca Cajuputi, thuộc loại gỗ nhỏ, cao chừng 7m. Lá Tràm thon dài, dạng phiến giống lá tre, hạt nhỏ, có hoa.

Hiện nay có 2 loại tinh dầu tràm phổ biến:

  1. Tinh dầu tràm gió (Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell): Loài cây thân gỗ này được trồng chủ yếu tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene. Trong đó Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó.
  2. Tinh dầu tràm trà (Tên khoa học: Melaleuca alternifolia): Loài cây thuộc họ Đào kim nương, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1924. Có xuất xứ và được sử dụng đầu tiên bởi thổ dân Úc. Thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.

Thông thường khi nhắc đến cụm từ “tinh dầu tràm” chúng ta nghĩ đến tinh dầu tràm gió. Còn nếu nhắc cụ thể tinh dầu tràm trà thì bạn hiểu rằng chúng ta đang nói đến loại có xuất xứ từ cây tràm trà của Úc. Tinh dầu tràm trà có tên tiếng Anh là Tea Tree Essential oil.

Nhưng để phát huy được tác dụng tốt nhất thì chúng ta cần phải sử dụng “tinh dầu tràm nguyên chất” bởi tinh dầu tràm do Cta cung cấp được chiết xuất từ cây tràm gió đã phải trải qua kiểm định nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo đưa ra được chất lượng của sản phẩm luôn đạt đến 99,99 % nguyên chất, và là thành phần nguyên liệu sử dụng trong nhiều nhà máy điều chế thuốc tại Việt Nam.

Thành phần của tinh dầu Tràm gió Cta

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm tinh dầu Tràm gió và tinh dầu Tràm. Cần lưu ý vì hai sản phẩm được điều chế từ các loài cây khác nhau. Các thành phần chính có trong sản phẩm dầu Tràm là:

Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu tràm nguyên chất cho thấy có rất nhiều hoạt chất, trong đó 02 hoạt chất có tác dụng tốt với sức khỏe là Cineol (Eucalyptol) và Alpha-Terpineol.

 

Thành phần chủ chốt trong tinh dầu Tràm gió:

Thành phần

                                   Hàm lượng

Cineol (Eucalyptol)

20 – 40% 

Alpha-Terpineol

40 – 60%

Limonene

4 – 8,9%

Linalool

8 – 10%

Các thành phần khác: Alpha-Pinene, Beta-Pinene, Beta-Myrcene, Alpha-Terpinolene, Terpinen-1-ol, Terpinen-4-ol,…

 

 

Lợi ích tuyệt vời từ tinh dầu Tràm gió nguyên chất

Tinh dầu Tràm gió nguyên chất có rất nhiều lợi ích và hiệu quả tiện ích với đời sống con người. Nó giúp đẩy lùi và hỗ trợ đường hô hấp. Hãy nhỏ vào bàn tay vài giọt tinh dầu, sau đó xoa đều làm nóng chân tay và cơ thể, bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời đó. Các biểu hiện của sổ mũi, ho liên tục,…sẽ được ngăn chặn:

1. Hữu ích với đường hô hấp

  • Đây là tác dụng mạnh nhất của tinh dầu tràm gió với sức khỏe. Có được tác dụng này là nhờ hợp chất Cineol. Nó rất hiệu quả trong việc giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

2. Hỗ trợ giảm ho, nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm, viêm xoang

  • Nhờ thành phần Cinoel có tính năng kháng khuẩn cao ở đường hô hấp giúp làm long đờm, tan nhớt hiệu quả mà dầu tràm được sử nhiều để xông mũi, xông họng và giảm nhanh các cơn ho. Nên có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ dầu tràm dưới dạng xông, hít

3. Tác dụng hỗ trợ giảm đau

Bạn có thể dùng nó để giảm đau trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau cơ, khớp do hoạt động quá mức hoặc trong viêm khớp.
  • Giảm đau đầu.

4. Tăng tiết mồ hôi

  • Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn đồng thời giúp tăng tiết mồ hôi. Nhờ khả năng này chúng ta có thể dùng tinh dầu tràm để hạ sốt, giải cảm.

5. Xua đuổi côn trùng, muỗi

  • Hợp chất Cineol thành phần của tinh dầu tràm có tác dụng xua đuổi côn trùng như: muỗi, gián, ruồi… Vì vậy hãy thử cho một vài giọt tinh dầu này vào đèn xông tinh dầu và bật nó mỗi ngày.
  • Tuy nhiên, nếu bạn muốn xua đuổi ong thì nên cân nhắc nha. Vì Cineol là một hợp chất có khả năng hấp dẫn loài ong!
  • Thoa dầu tràm pha loãng lên da của bé hoặc cũng có thể cho bé tắm với nước có pha tinh dầu tràm.
    Ngoài ra, để xử lý các vết tấy đỏ do muỗi hay côn trùng cắn trên da bé, bạn cũng có thể lấy dầu tràm thoa trực tiếp lên vết cắn, sẽ giảm sưng, đau và ngứa rất nhanh.

 

Cách sử dụng tinh dầu Tràm gió nguyên chất

1. Xông hương

Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu tràm gió nguyên chất vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, hoặc khoang chứa nước của máy khuếch tán, máy khử mùi ô tô sau đó bật đèn lên. Chú ý khi đổ nước tránh làm rớt vào bóng đèn dễ gây cháy bóng.

2. Xông hơi

Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.

3. Xông hơi giải cảm

Nhỏ hỗn hợp vài giọt tinh dầu Tràm gió và tinh dầu Sả chanh vào chậu nước nóng, dùng khăn trùm kín mặt và chậu nước, để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm. Cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu Tràm vào bồn tắm nước ấm để tắm.

4. Đuổi muỗi

  • Cách 1: Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước lau sàn nhà. Mùi hương tinh dầu tràm sẽ khiến muỗi trú ngụ trong góc phòng phải bay hết đi, giúp không gian trong phòng không còn loài muỗi ẩn nấp.
  • Cách 2: Cách đơn giản hơn đó là bạn có thể nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu tràm và khăn bằng cotton rồi treo lên những vị trí có cần đuổi muỗi để mùi hương của chúng lan tỏa khiến loài muỗi không đến gần.
  • Cách 3: Pha tinh dầu tràm nguyên chất với cồn để theo tỷ lệ 30 tinh dầu Tràm với 70 cồn y tế 70 độ rồi cho vào bình xịt. Như vậy là bạn đã có được một bình xịt đuổi muỗi hiệu quả mà lại rất an toàn cho sức khỏe.
  • Cách 4: Bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm – với cách này bạn vừa đuổi được muỗi vừa tạo được một không gian lãng mạn với mùi hương thật dễ chịu.

5. Khử mùi, diệt khuẩn, virus, lọc không khí

Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức min hoặc max, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên. Hoặc nhỏ trực tiếp 2 hoặc 3 giọt tinh dầu tràm vào miếng để chân oto để khử mùi rất hiệu quả.

6. Đối với sử dụng cho em bé

Hỗ trợ lành vết côn trùng cắn

  • Khi bé bị con trùng cắn hay muỗi đốt chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn sẽ giảm sưng đỏ, ngứa và đau cho bé hiệu quả.

Hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu

  • Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần cho một ít dầu tràm ra tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng bằng các đầu ngón tay, theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé ra ngoài, Cineol nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu.
  • Việc này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện nên giúp giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

Massage cho bé

  • Ceneol có trong dầu tràm giúp làm nóng, do đó giúp lưu thông khí huyết. Ông bà xưa vẫn sử dụng như một loại dầu dùng để massage tại nhà.

Hỗ trợ nhanh cảm cúm cho trẻ

  • Khi bé bị ho, mẹ chỉ cần dùng 1 ít tinh dầu tràm dầu tràm xoa vào tay mình, sau đó massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới trong 2-3 ngày sẽ bớt.

Liều lượng sử dụng:

Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo khi dùng dầu tràm cho các bé nhỏ:

  • 5 giọt để pha vào nước tắm
  • 1 giọt khi dùng để massage
  • 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân
  • 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn
  • 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi

 

Lưu ý khi sử dụng cho trẻ:

  • Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.
  • Cách chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

 

Nên dùng tinh dầu Tràm ở đâu, lúc nào hợp lý và đối tượng là những ai?

Nên sử dụng tinh dầu của cây Tràm khi bạn đang mắc các triệu chứng ho, sốt dai dẳng lâu ngày. Khả năng làm thông thoáng thanh khí quản và long đờm nhanh chóng giúp bạn hết cúm.

Trường hợp nhà nhiều côn trùng nhỏ, các loại muỗi độc nên đốt hương để đẩy lùi chúng. Khi bị đau cơ, tê mỏi tay chân hay bị stress căng thẳng, hãy dùng tinh dầu này để thư giãn bạn nhé!

Tinh dầu chiết xuất từ cây Tràm có thể sử dụng cho rất nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cả người cao tuổi. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính và các chỉ dẫn của bác sĩ mà sử dụng với liều lượng vừa phải. Nghiêm cấm uống dầu, thoa lên vết thương bị hở và các vùng nhạy cảm như mắt, miệng.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh dầu Tràm

1. Tinh dầu từ cây Tràm có thật sự tốt hay không?

Có thể khẳng định, tinh dầu này có hiệu quả rất tốt cho sức khoẻ, duy trì sức khỏe. Y học dùng nó để trị cảm, trị ho, các vết cắn côn trùng, các loại mụn, viêm da…Trẻ sơ sinh được tắm với tinh dầu này để có sức đề kháng tốt, tăng cường hệ miễn dịch.

2. Tinh dầu Tràm có độc hại gì đến sức khỏe người dùng không?

Tuy tinh dầu này có hiệu quả rất tốt xong cần lưu ý về vấn đề sử dụng. Chú ý nhãn mác để xác định chất lượng sản phẩm, không dùng quá hạn mức cho phép. Đặc biệt với các trẻ nhỏ, phụ huynh nên sử dụng 1 lượng vừa đủ.

Không bôi dầu lên da ngực hay nhỏ vào họng để sát khuẩn. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm loét họng, bỏng da cũng là vì sự bất cẩn này.

3. Phụ nữ có thai và sau khi sinh nên sử dụng tinh dầu Tràm như thế nào?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Cơ thể bị cảm và đau ốm sẽ ảnh hưởng lớn đến thai kỳ. Vì vậy, cần sử dụng Tràm nguyên chất xoa lên các vùng sau tai, lòng bàn chân để hạn chế cảm cúm.

Các mẹ có thể sử dụng dầu Tràm để tinh thần thoải mái, thư giãn. Mùi thơm nhẹ nhàng và dịu ngọt sẽ thanh lọc không khí và mang lại những phút giây sống tuyệt vời. Các mẹ bỉm sữa cũng có thể dùng dầu Tràm để giảm rụng tóc, trị mụn, chống viêm da và bảo vệ da.

4. Gợi ý cách sử dụng tinh dầu Tràm hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Dầu Tràm dùng giúp các bé lưu thông khí huyết, giảm sổ mũi và các vấn đề đường hô hấp. Nếu bé bị khó tiêu, biếng ăn, nên cho bé ăn cháo và xoa nhẹ tinh dầu vào bụng theo chiều ngược kim đồng hồ. Đề phòng muỗi cắn trẻ bằng cách thoa lên quần áo và các vết đốt.

Tinh dầu tràm gió giá bao nhiêu?

Sản phẩm tinh dầu tràm gió nguyên chất tại Ctacorp.vn hiện đang được bán với giá 110,000đ cho chai 10ml.

 

Nên mua tinh dầu Tràm ở đâu thì tốt nhất?

Sản phẩm dầu kém chất lượng, hàng giả hàng nhái, pha tạp xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là vấn đề đáng lo ngại với thị trường và gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cách tốt nhất để mua và chọn được tinh dầu Tràm nguyên chất là đến các thương hiệu uy tín được nhiều người tin dùng nhất.

Lời khuyên cho bạn là nên đến với Cta để sở hữu sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ cây Tràm tốt nhất. Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, 100% lá Tràm nguyên chất, không chất độc hại. Sản phẩm đem lại công dụng nhanh, hiệu quả ngay lần đầu sử dụng. Bạn có thể xem thêm nhiều sản phẩm từ Tinh dầu thiên nhiên khác của Cta nhé.

 


Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

THÔNG TIN SẢN PHẨM

THƯƠNG HIỆU

JASME

DUNG TÍCH

10 ml, 50 ml, 100 ml

XUẤT XỨ

Việt Nam

 

  1. Gía bán lẻ:
    • Chai 10 ml: 95.000
    • Chai 30 ml: 160.000
    • Chai 50ml: 195.000

Sản phẩm cùng loại

0
Zalo
Hotline